Các loại thiết bị phòng mổ cho thẩm mỹ viện bao gồm những thiết bị gì?
21/02/2020 13:45
Về cơ bản phòng mổ cho thẩm mỹ viện cũng giống như một phòng mổ y tế tại các bệnh viện. Bộ Y Tế có quy định rõ cho một số phẫu thuật có gây mê như nâng ngực, gọt cằm, căng da mặt... cần phải thực hiện ở phòng phẫu thuật của bệnh viện lớn hoặc bệnh viện thẩm mỹ. Tại các phòng mổ này yêu cầu các thiết bị hiện đại cho phòng mổ.
Đối với các thẩm mỹ viện Bộ Y Tế cũng đưa ra những quy định để cấp giấy phép hoạt động để thực hiện nâng mũi, cắt mí, tạo má lúm đồng tiền, phẫu thuật phụ khoa, các phòng mổ cần đạt chuẩn, các bác sĩ gây mê, hồi sức, y tá phải được đào tạo cùng trang thiết bị cần thiết đảm bảo được Bộ Y Tế kiểm định
Một số danh mục cơ bản cho một phòng phẫu thuật thẩm mỹ bao gồm
1. Đèn mổ treo trần - hoặc đèn mổ di động
2. Bàn mổ
3. Bồn rửa tay vô trùng
4. Monitor theo dõi bệnh nhân
5. Nồi hấp tiệt trùng
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về cách lựa chọn thiết bị cho phòng mổ.
1. Đèn mổ treo trần hoặc đèn mổ di động.

Về cơ bản đèn có 2 loại cho thẩm mỹ viện là đèn treo trần và đèn di động, đối với các thẩm mỹ viện thiết kế từ ban đầu sử dụng đèn treo trần sẽ giúp tiết kiện diện tích, và thao tác dễ dàng trong quá trình phẫu thuật. Đèn mổ di động sử dụng cho một số phẫu thuật tiểu phẫu.
Đèn mổ treo trần có 2 loại là đèn mổ treo trần 1 nhánh và loại đèn mổ treo trần 2 nhánh với các công suất cũng như công nghệ khác nhau, tùy thuộc vào loại mổ và phòng mổ có thể chọn các mẫu mã phù hợp.
2. Bàn mổ
Bàn mổ có 2 loại là bàn mổ cơ thủy lực và bàn mổ điện thủy lực đa năng. Bàn mổ cơ thủy lực ưu điểm là chi phí giá thành rẻ hơn, phù hợp cho các mổ tiểu phẫu, những ca mổ không cần phải di chuyển tư thế nhiều. Còn bàn mổ điện thủy lực đa năng được nhiều bệnh viện lựa chọn với khả năng điều khiển linh hoạt bằng các phím điều khiển, giúp quá trình điều chỉnh tư thế một cách thuận tiện.

3. Bồn rửa tay vô trùng
Bồn rửa tay vô trùng về xuất xứ có hàng sản xuất tại Việt Nam, và hàng nhập khẩu. Với mặt hàng này hiện hàng xuất xứ Việt Nam cũng được nhiều bệnh viện, phòng khám tin tưởng sử dụng.
Về công năng có loại bồn rửa tay vô trùng 1 vòi, 2 vòi và 3 vòi.

4. Monitor theo dõi bệnh nhân
Monitor theo dõi bệnh nhân là thiết bị dùng để đo và theo dõi các chỉ số của bệnh nhân thường được sử dụng trong các phòng hồi sức cấp cứu, phòng bệnh… Các loại Monitor theo dõi bệnh nhân có chức năng theo dõi và cập nhật 1 cách liên tục các chỉ số sống để các bác sỹ theo dõi và đánh giá liên tục tiến triển của bệnh nhân. Ngoài chức năng theo dõi, báo cáo các loại Monitor theo dõi bệnh nhân còn có chức năng báo động khi các chỉ số có sự bất thường xảy ra.
Hiện nay có nhiều loại máy theo dõi bệnh nhân khác nhau từ các loại máy đơn giản như máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2 cầm tay, máy đo SpO2 đặt bàn, máy điện tim, máy monitor sản khoa và thông dụng phổ biến là các dòng máy Monitor theo dõi bệnh nhân 5-7 thông số. Thông thường, monitor theo dõi bệnh nhân biểu diễn các thông số dưới 2 dạng: số và dạng sóng.

Các chỉ số có trên Monitor theo dõi bệnh nhân bao gồm:
NIBP: Chỉ số đo huyết áp không xâm lấn
ECG: Chỉ số điện tim (thường là điện tim 5 đạo trình)
SpO2: Nồng độ bão hòa oxy trong máu (0-99%)
Nhiệt độ (t): Nhiệt độ cơ thể người bệnh
EtCO2: áp lực (mmHg) hoặc nồng độ (%) khí cacbonic vào cuối kỳ thở ra của bệnh nhân đo bằng phương pháp không xâm nhập
Nhịp thở: Số lần thở/phút
Nhịp tim: Số nhịp tim/phút
Các chỉ số trên được cập nhật liên tục liên tục và có thể đo theo cài đặt tự động theo tùy thời gian chọn. Chẳng hạn như huyết áp bác sỹ có thể cài đặt monitor tự động đo sau khoảng thời gian cố định.
5. Nồi hấp tiệt trùng
Đảm bảo tốt công tác vô khuẩn thiết bị, dụng cụ hỗ trợ không những tăng cao hiệu quả thăm khám và điều trị bệnh mà còn có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân thông qua dụng cụ sử dụng.
Trước kia, khi sử dụng các phương pháp khử trùng dụng cụ truyền thống bằng dung dịch sát khuẩn, dung dịch tẩy uế,… hiệu quả đạt được của quá trình khử trùng chưa thực sự cao vì một số loại tác nhân gây bệnh có khả năng đề kháng với các chất trên. Nhưng khi sử dụng nồi hấp tiệt trùng, nhờ sử dụng nhiệt độ và áp suất cao nên quá trình tiệt trùng xảy ra hiệu quả hơn, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn bám trên bề mặt dụng cụ.
Do vậy, tại tất cả các cơ sở y tế có chức năng khám chữa bệnh nên được trang bị nồi hấp tiệt trùng để có thể đảm bảo công tác vô khuẩn được thực hiện tốt hơn.
Đối với các cơ sở khác nhau, thiết bị sử dụng cũng khác biệt nên yêu cầu đối với nồi hấp tiệt trùng cũng có sự khác biệt nhất định. Nồi hấp tiệt trùng với nhiều kích thước lồng hấp khác nhau từ mức nhỏ 20L phù hợp cho các cơ sở y tế tư nhân, phòng mạch tư nhân cho đến các sản phẩm có kích thước lồng hấp lớn lên đến 300L phù hợp cho các cơ sở khám bệnh lớn, bệnh viện.

Ngoài ra còn có thể lựa chọn kiểu dáng nồi hấp kiểu đứng hay kiểu ngang dựa trên yêu cầu các dụng cụ tiệt trùng để quá trình sử dụng dễ dàng hơn.